Suy nghĩ quá mức - con dao vô hình giết chết cảm xúc tích cực trong bạn
"Đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐠𝐢̀ 𝐬𝐞̃ 𝐱𝐚̉𝐲 𝐫𝐚 𝐧𝐞̂́𝐮...."
"𝐋𝐞̃ 𝐫𝐚....."
"𝐍𝐞̂́𝐮 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐥𝐚̀𝐦 𝐯𝐚̣̂𝐲 𝐭𝐡𝐢̀ 𝐦𝐨̣𝐢 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐨́ 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐬𝐞̃...."
🤔 Đã bao giờ bạn lặp đi lặp lại không ngừng những suy nghĩ như vậy? Bạn không thể dừng lại những suy nghĩ đó để dành 1 phút nghỉ ngơi? Những câu nói đó như một vị quan tòa vô hình đang đánh giá cuộc sống của bạn? Nếu có thì bạn đang bị suy nghĩ quá mức rồi đó.
✏️ Overthinking có thể có nhiều dạng: đắn đo không dứt khi đưa ra quyết định (rồi sau đó lại băn khoăn về quyết định), cố gắng đọc tâm trí, cố gắng dự đoán tương lai, chú ý vào những chi tiết nhỏ nhặt nhất,...
😫 Những người suy nghĩ quá mức (Overthinker) lúc nào cũng đầy những lý giải trong đầu họ, phản biện và nhặt nhạnh ra những điều họ nói và làm ngày hôm qua, e sợ rằng chúng không được hay cho lắm và trăn trở về một tương lai tồi tệ có thể đang đợi họ.
😫 Họ cũng khổ sở về việc nên đăng gì lên trang cá nhân bởi vì họ quan tâm sâu sắc đến việc những người khác sẽ diễn giải những bài đăng và cập nhật của họ như nào.
😫 Họ khó ngủ ngon vì việc nhai đi nhai lại và lo lắng khiến họ trằn trọc buổi đêm. “Họ thường trở đi trở lại các sự kiện diễn ra, đặt những câu hỏi lớn: Tại sao điều đó xảy ra? Điều đó có nghĩa là gì?”, “Tuy nhiên, họ không bao giờ tìm ra câu trả lời”, theo Susan Nolen Hoeksema, trưởng khoa tâm lý Đại học Yale.
😰 Overthinking có tính chất phá hủy và làm kiệt quệ tinh thần. Nó có thể khiến bạn cảm thấy bạn đang bế tắc ở một chỗ, và nếu bạn không hành động, nó có thể tác động lớn lên cuộc sống hàng ngày của bạn. Việc nhai lại khiến bạn mẫn cảm hơn với phiền muộn và lo lắng. Nó lấy đi khả năng tham gia tích cực của bạn vào mọi thứ xung quanh mình.
😰 Overthinking có thể "bẫy" bộ não vào trong một chu kỳ lo lắng, vì một tâm trạng tuyệt vọng dễ làm nhớ lại những sự kiện tồi tệ khác. Khi "nhai lại" trở thành tự nhiên như việc thở, bạn cần nhanh chóng đối phó cũng như tìm giải pháp cho nó.
🤗 Và đừng lo lắng quá, chúng tôi đang ở đây, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn:
𝙼Ộ𝚃 𝚂Ố 𝙲Á𝙲𝙷 𝙶𝙸Ả𝙼 𝚃𝙷𝙸Ể𝚄 𝚂𝚄𝚈 𝙽𝙶𝙷Ĩ 𝚀𝚄Á 𝙼Ứ𝙲
1️⃣ 𝐋𝐮̀𝐢 𝐥𝐚̣𝐢 𝐯𝐚̀ 𝐱𝐞𝐦 𝐛𝐚̣𝐧 đ𝐚𝐧𝐠 𝐩𝐡𝐚̉𝐧 𝐡𝐨̂̀𝐢 𝐭𝐡𝐞̂́ 𝐧𝐚̀𝐨
Cách bạn phản hồi lại những suy nghĩ của mình đôi khi có thể khiến bạn rơi vào vòng xoáy suy nghĩ hoặc suy nghĩ lặp đi lặp lại.
Lần tới khi bạn thấy mình liên tục lặp lại mọi thứ trong đầu, hãy lưu ý xem nó ảnh hưởng như thế nào đến tâm trạng của bạn. Bạn có cảm thấy cáu kỉnh, lo lắng hay tội lỗi không? Cảm xúc chính đằng sau suy nghĩ của bạn là gì?
Có nhận thức về bản thân là chìa khóa để thay đổi suy nghĩ của bạn.
2️⃣ 𝐓𝐢̀𝐦 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐮̛̣ 𝐩𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐚̂𝐦
Ngừng suy nghĩ quá mức bằng cách tham gia vào một hoạt động mà bạn yêu thích.
Có thể khó để bắt đầu một điều gì đó mới khi bạn bị choáng ngợp bởi những suy nghĩ của mình. Nếu cảm thấy mất tập trung khiến bạn nản lòng, hãy thử dành ra một khoảng thời gian nhỏ, chẳng hạn như 30 phút cách ngày. Sử dụng thời gian này để khám phá những thứ có thể gây xao nhãng hoặc tìm hiểu những thứ hiện có.
3️⃣ 𝐇𝐢́𝐭 𝐭𝐡𝐨̛̉ 𝐬𝐚̂𝐮
Bạn đã nghe nó hàng triệu lần, nhưng đó là bởi vì nó hoạt động. Lần tới khi bạn thấy mình đang đảo lộn suy nghĩ, hãy nhắm mắt lại và hít thở sâu.
4️⃣ 𝐍𝐡𝐢̀𝐧 𝐯𝐚̀𝐨 𝐛𝐮̛́𝐜 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐡 𝐥𝐨̛́𝐧 𝐡𝐨̛𝐧
Tất cả những vấn đề xoay quanh trong đầu bạn sẽ ảnh hưởng đến bạn như thế nào trong 5 hoặc 10 năm tới? Liệu có ai thực sự quan tâm rằng bạn đã mua một đĩa trái cây cho nồi lẩu thay vì nướng một chiếc bánh từ đầu không?
Đừng để những vấn đề nhỏ trở thành rào cản đáng kể.
5️⃣ 𝐋𝐚̀𝐦 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐠𝐢̀ đ𝐨́ 𝐭𝐨̂́𝐭 đ𝐞̣𝐩 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐤𝐡𝐚́𝐜
Cố gắng giảm bớt gánh nặng cho người khác có thể giúp bạn đưa mọi thứ vào đúng viễn cảnh. Hãy nghĩ về những cách bạn có thể giúp đỡ người đang gặp phải một giai đoạn khó khăn.
Mẹ của bạn có đang cần bạn đỡ đần công việc nhà? Bạn có thể mua đồ giúp một người bạn đang bị ốm không?
Nhận ra bạn có khả năng làm cho một ngày của ai đó tốt hơn có thể ngăn những suy nghĩ tiêu cực lấn át. Nó cũng mang lại cho bạn điều gì đó hữu ích để tập trung vào thay vì dòng suy nghĩ không ngừng nghỉ của bạn.
6️⃣ 𝐓𝐡𝐮̛̀𝐚 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐚̣𝐧
Khi bạn đang cân nhắc quá nhiều, hãy dừng lại và lấy sổ tay hoặc ứng dụng ghi chú yêu thích trên điện thoại ra. Ghi lại năm điều đã xảy ra trong tuần qua và vai trò của bạn đối với chúng.
Đây không cần phải là những thành tựu to lớn. Có thể tuần này bạn giải quyết xong deadline hoặc đơn giản là thu dọn sạch sẽ căn phòng của mình. Khi bạn nhìn nó trên giấy hoặc trên màn hình, bạn có thể ngạc nhiên về cách những thứ nhỏ nhặt này cộng lại.
Nếu cảm thấy hữu ích, hãy quay lại danh sách này khi bạn thấy suy nghĩ của mình đang quay cuồng.
7️⃣ 𝐗𝐞𝐦 𝐱𝐞́𝐭 𝐜𝐚́𝐜 𝐪𝐮𝐚𝐧 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐤𝐡𝐚́𝐜
Đôi khi, để suy nghĩ bạn cần phải bước ra ngoài quan điểm thông thường của bạn. Cách bạn nhìn thế giới được định hình bởi kinh nghiệm sống, giá trị và giả định của bạn. Tưởng tượng mọi thứ theo một quan điểm khác có thể giúp bạn vượt qua một số lo lắng quá mức.
Ghi lại một số suy nghĩ xoay quanh đầu bạn. Cố gắng điều tra xem mỗi cái có giá trị như thế nào. Ví dụ, có thể bạn đang căng thẳng về một chuyến đi sắp tới vì bạn chỉ biết rằng đó sẽ là một thảm họa. Nhưng đó có thực sự là điều sắp xảy ra? Bạn có bằng chứng nào để chứng minh điều đó?
8️⃣ Đ𝐮̛𝐨̛𝐧𝐠 đ𝐚̂̀𝐮 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐬𝐮̛̣ 𝐥𝐨 𝐥𝐚̆́𝐧𝐠, 𝐬𝐨̛̣ 𝐡𝐚̃𝐢 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐚̣𝐧
Một số thứ sẽ luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Học cách chấp nhận điều này có thể giúp bạn hạn chế suy nghĩ quá mức.
Tất nhiên, điều này nói thì dễ hơn làm, và nó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Nhưng hãy tìm kiếm những cơ hội nhỏ để bạn có thể đương đầu với những tình huống mà bạn thường xuyên lo lắng. Có thể làm một số điều nhỏ bạn mơ ước nhưng còn e ngại chưa dám thực hiện. Thể hiện tài lẻ của mình khi có cơ hội trước mọi người.
9️⃣ 𝐘𝐞̂𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐬𝐮̛̣ 𝐠𝐢𝐮́𝐩 đ𝐨̛̃
Nếu đã thử hết cách mà vẫn không thể thuyên giảm được suy nghĩ quá mức thì bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của người thân xung quanh hoặc một chuyên gia tâm lý. Đừng nên giữ sự lo lắng của riêng mình mà có thể chia sẻ, mọi thứ sẽ giúp bạn ổn hơn đó.
🤗 Đó là một số cách thức giảm thiểu suy nghĩ quá mức Cóc Kể tìm hiểu được và giới thiệu tới bạn.
🤗 Đừng quên nhanh tay đăng kí Workshop tháng 5 của phòng Tâm lý ĐH FPT Hà Nội. Chỉ còn 1 số ít slot trống dành cho bạn nào nhanh tay thôi. Cùng tham dự Workshop "Xây dựng đời sống tích cực" để có thêm nhiều trải nghiệm thú vị nhé!
THÔNG TIN VỀ WORKSHOP
🎯 Link đăng kí Workshop: http://bit.ly/Workshop-nuôi-dưỡng-đời-sống-tích-cực
⏱Thời gian: 14h30-17h30 (Thứ năm 27/05/2021)
🏫 Công cụ: Online trên Google Meet
https://www.facebook.com/tuvantamlyFPT/
-------------------------------------------------------
💓"You share - We care"💓
_BẢO MẬT🍀 CHẤT LƯỢNG🍀TÔN TRỌNG_
Đặt lịch hỗ trợ, tư vấn trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia tâm lý qua:
- Cách 1: Điền theo link: https://goo.gl/moYEFR
- Cách 2: Đặt lịch tư vấn qua Mail: [email protected]
- Cách 3: Đến trực tiếp phòng Cóc Kể - 310R nhà Alpha
- Cách 4: Nhắn tin qua page:
https://www.facebook.com/tuvantamlyFPT/
Cóc Kể - Nơi bạn luôn được chào đón, lắng nghe và chia sẻ mọi khó khăn của cuộc sống, đặc biệt các vấn đề liên quan đến cuộc sống học đường, Tâm lý, kỹ năng...
Sio Đặng (Đại học FPT Hà Nội)