NHẬN DIỆN NGƯỜI TRẦM CẢM VÀ KHÁM PHÁ NỘI TÂM HỌ
Dự án “Xây dựng hệ Miễn dịch Trầm cảm” - Tâm lý học đường.
Trong suốt thời gian Dự án “Xây dựng hệ Miễn dịch Trầm cảm” - Tâm lý học đường diễn ra, bên ngoài kiến thức lý thuyết thì các bạn hẳn đang rất tò mò rằng: "Không biết trên thực tế, người trầm cảm họ trải qua cảm giác thế nào?", "Họ đã làm gì để vượt qua chúng?". Vì thế hôm nay Phòng Tư vấn Tâm lý ĐH FPT sẽ dành một bài viết để tổng hợp những cảm xúc mà một số người ĐÃ TỪNG mắc trầm cảm ghi chép lại.
"Bệnh trầm cảm.... nó gặm nhấm tôi từ bên trong tâm trí cho tới từng tế bào của cơ thể. Đúng vậy, nó chính là một con quái vật xâm chiếm đầu óc bạn. Nó làm cho mọi nỗ lực giúp đỡ của những người xung quanh, gia đình, bạn bè thành những điều tệ hại. Bất cứ điều gì mọi người nói, con quái vật ấy cũng biến chúng thành những thứ tồi tệ nhất. Điều đó khiến tôi trở nên căm giận chính mình.
Tôi trở về nhà và cảm thấy kiệt sức vì quá nhiều suy nghĩ. Tôi chọn cách đi ngủ để gạt bỏ chúng, sợ hãi khi phải thức dậy đối mặt với cuộc sống. Hằng đêm, các suy nghĩ nhiều và dồn dập hơn khiến tôi không thể ngủ được. Cứ như thế, con quái vật trầm cảm và mất ngủ ngự trị tôi...."

"Nếu bạn cho rằng chứng lo âu/trầm cảm không tệ đến mức đấy, thì đúng rồi, vì nó còn tệ hơn thế.
Tôi đã phải đối mặt với chứng lo âu và trầm cảm của bản thân mình từ khi mới 12 tuổi . Tôi cũng chưa TỪNG đi gặp bác sĩ trị liệu hay uống thuốc chống trầm cảm, và thực sự, lúc đấy tôi như một mớ những hỗn độn. Tôi tự làm đau mình nhiều lần. Tự cô lập bản thân vào những nơi tối tăm nhất. Tôi đã không có ai làm bạn. Mỗi ngày tôi đều khóc. Tôi đã từng làm mọi thứ trong khả năng của mình để khiến căn bệnh quái ác này ngày càng ăn mòn tôi hơn. Tôi đã làm mọi thứ.
Tính từ bây giờ, một năm về trước, tôi là một chàng sinh viên năm cuối đại học. Tôi đã mất đi cô bạn gái của mình vào thời gian đấy. Bản thân tôi từng thiết lập một công việc công ty sau khi học xong đại học (nghĩa là hiện tại) và tôi đã căng thẳng quá mức tại trường. Tôi cứ cô lập cô lập rồi cô lập, khóc khóc rồi khóc, tự hại tự hại rồi tự hại. Tôi cứ lo lắng và sợ hãi về tất cả. Tôi không làm gì ngoài việc sợ hãi về mọi thứ xung quanh mình. Bây giờ, vấn đề nằm ở đây. Tôi từng nghĩ chứng lo âu và trầm cảm của mình cũng ''không đến nỗi tệ''. Tôi đã nghĩ rằng mọi người xung quanh tôi đều bị ''quá khích'' hay ''thích điều khiển và chống đối lại tôi''
Mãi đến khi tôi gặp bác sĩ trị liệu của mình, mớ hỗn độn ngự tại trong tôi lâu nay bỗng dưng biến mất hoàn toàn. Chúng. Biến Mất. Hoàn Toàn. Thú thực chứng lo âu của tôi là thứ tồi tệ nhất từng tồn tại trên cõi đời này, và mỗi ngày tôi đều nghĩ bản thân tôi tồi tệ đến mức nào. Nó đã biến tôi thành một con người hoàn toàn khác. Giờ đây, một năm sau, khi không phải sống chung với chứng lo âu và trầm cảm nữa, tôi có thể nói thành thật cho bạn đọc, những người bạn của tôi, rằng nó cực kì khủng khiếp.
Nếu bạn đang mắc phải chứng lo âu hay bệnh trầm cảm và cho rằng nó ''cũng không tệ đến mức đấy,'' thì tôi tha thiết mong bạn nên đến gặp một ai đấy. Vì, chính điều nãy đã ngăn cản tôi khỏi việc đến một trung tâm trị liệu, tôi đã nghĩ không nhất thiết phải làm việc này. Đôi khi nó thật điên rồ khi nhận ra những gì tâm trí bản thân đang cố gắng làm với chúng ta - chủ nhân của nó. Là khi bạn nghĩ các hành vi của bạn là bình thường nhưng thật ra, sâu bên trong, chúng thật sự không như vậy. Chứng lo âu và trầm cảm của bất kì ai cũng chắc chắn sẽ rất tồi tệ, và chúng ta thường mất rất nhiều thời gian để thừa nhận điều này. Lần tới hãy nhìn xung quanh bạn, và lên một danh sách về bản thân thực sự của bạn với những gì bạn MUỐN bạn thật ra là như thế. Bản thân thực sự của tôi đã ở một nơi khác xa với những gì tôi từng nghĩ về mình.
Hãy ngừng việc tưởng tượng những nhân bản thay thế khác của bản thân mình, rồi khiến cho những nhân bản này thay thế cả thật sự bạn như thế nào. NGỪNG việc đánh giá thấp chứng trầm cảm của bản thân bạn và hãy đi tìm kiếm sự giúp đỡ. Tất cả chúng tôi đều ở đây khi bạn cần."
👉Đó là hai chia sẻ từ hai cá nhân mắc trầm cảm mà Cóc Kể muốn mang lại tới mọi người để mọi người có cái nhìn chân thực hơn với vấn đề này. Hi vọng với bài viết trên mọi người hiểu hơn về thế giới của họ. Sự THẤU HIỂU này là cần thiết để xây dựng nên một mạng lưới "XÂY DỰNG HỆ MIỄN DỊCH TRẦM CẢM" trong cộng đồng.
THÔNG TIN VỀ COFFEE CHIỀU THỨ SÁU:
🎯 Link đăng kí Coffee thứ sáu: https://forms.gle/sz2xxmdk5Q9ehfhB9
⏱Thời gian: 14H30-16H30 (Thứ sáu 02.04.2021)
📌 Địa điểm: Phòng 310R tòa Alpha, ĐH FPT Hà Nội.
----------------------------------------------
Dự án Cộng đồng Tâm lý học đường của Đại học FPT:
💓"You share - We care"💓
_BẢO MẬT🍀 CHẤT LƯỢNG🍀TÔN TRỌNG_
Đặt lịch hỗ trợ, tư vấn trực tiếp 1 - 1 với chuyên gia tâm lý qua:
- Cách 1: Điền theo link: https://goo.gl/moYEFR
- Cách 2: Đặt lịch tư vấn qua Mail: [email protected]
- Cách 3: Đến trực tiếp phòng Cóc Kể - 310R nhà Alpha nếu bạn cần giải quyết vấn đề ngay.
- Cách 4: Nhắn tin qua page: Phòng Tư vấn Tâm lý ĐH FPT
❤ Nơi bạn luôn được chào đón, lắng nghe và chia sẻ mọi khó khăn của cuộc sống, đặc biệt các vấn đề liên quan đến cuộc sống học đường, Tâm lý, kỹ năng...
Trọng Nhân ( Phòng Tư vấn Tâm lý ĐH FPT )