Mang yêu thương đến nơi thủy tinh không vỡ
“Mỗi ngày, tụi em đi học rồi về quây quần với mấy anh chị, ăn cơm rồi uống thuốc. Tụi em chân vậy nè chị, phải đi bác sĩ quài à. Đau lắm! Em chỉ mong sao cho khỏe để có thể chạy nhảy rồi tập bơi được như mấy bạn của em ạ” – Bé Vân kể rồi nhoẻn miệng cười với chúng tôi – những sinh viên tình nguyện thuộc CLB Cóc Sài Gòn và Siti Group - trường Đại học FPT trong chuyến thăm Trung Tâm Xương Thủy Tinh Kim Cương Tươi Đẹp vào sáng 23/12.
Ngồi xuống và tâm sự cùng các em, tôi chỉ muốn chợt bật lên mà khó vì khó có thể kiềm được nước mắt, các em không được bay nhảy nhưng bao đứa trẻ khác, phải xa gia đình để chạy chữa căn bệnh “ Xương thủy tinh” hiếm hoi này.

Tôi cũng hiểu được cái cảm giác phải xa nhà, ở một nơi lạ lẫm nhưng cũng nhờ đó mà tôi thấy được sự gắn bó giữa các em, xem nhau như một gia đình, gọi nhau bằng Anh Hai, Anh Ba mà thấy chạnh lòng.
“Ông trời không cho ai là tất cả, nhưng cũng không lấy của ai tất cả”.
Chúng ta vốn không được lựa chọn ai sinh ra, nhưng có thể lựa chọn cách sống của riêng mình. Ông trời đã lấy đi của tụi em đôi chân, lấy đi sự bình thường như bao bạn bè khác nhưng lại cho em cái nghi lực sống phi thường, cho em cái nguồn nghị lực mà không ai có thể có được.

Đến với trung tâm, có dịp được tiếp xúc gần hơn với các em, hiểu các em nhiều hơn. Tôi lại thấy ấn tượng với cô bé nhỏ tuổi nhất ở trung tâm, cô bé tên Diệp, 4 tuổi, cái độ tuổi cần được sự yêu thương từ cha, mẹ, cái tuổi được bay được nhảy nhưng lại bị căn bệnh kia như một sợi xích xiềng níu giữ đôi chân.
Ngồi trò chuyện với em, tôi rất bất ngờ khi em kể cho tôi nghe ước mơ của mình, ước mơ em đơn giản lắm "Em ước sau này em có thể đi được và lái xe được giống anh Tiến vậy (anh cả tại trung Tâm )". Có lẽ điều ước này với chúng ta rất bình thường nhưng với các em, nọ là cả một sự xa xỉ. Bởi lẽ, ước mơ đi được của các em còn mãnh liệt hơn cả những ước mơ tầm thường khác.
Chúng tôi đến cũng là lúc các em đang dùng bữa tại Trung tâm, tay cầm tô mì đút cho mấy bé nhỏ mà tôi cũng thấy buồn. Tụi nhỏ có những bé 9 tuổi rồi mà vẫn chưa đủ khả năng để tự chăm lo cho bản thân mình. Ngày của các em trôi qua rất nhanh, sáng đi học như bao đứa trẻ khác, thời gian còn lại thì ở trung tâm chữa bệnh cùng các bạn khác.
Lúc nào cũng ở trung tâm nên khi chúng tôi đến, các em vui mừng khi gặp người lạ, lao tới chào đón chúng tôi. Bên trong đôi mắt của các em lúc đó là những tia sáng, được gặp, được vui chơi, được tiếp xúc với các anh chị, là những cảm xúc khi biết mình không cô đơn, không bị kì thị.
Chúng tôi đến với những tiết mục văn nghệ nho nhỏ, diễn kịch cho các em xem và “chạy” đua cùng các em. Những nụ cười sảng khoái, các em lúc đó nhưng đang được sống đúng với lứa tuổi của mình, được chơi.



Biết rằng cuộc vui nào rồi cũng sẽ đến lúc tàn, chia tay các em mà nước mắt cứ rưng rưng. Chỉ biết ôm chầm lấy mấy đứa nhỏ, chúc cho mấy đứa mau khỏi bệnh
.
Có lẽ sự lựa chọn vào trường FPT, lựa chọn vào Cộng đồng sinh viên tình nguyện đã làm cho tôi biết yêu thương nhiều hơn, biết cảm thông hơn và quan trọng hơn là biết trân trọng những gì mình đang có. Chúng ta thật đủ đầy nhưng lại mãi rong chơi, khi những đứa trẻ thiếu thốn kia lại đang chống chọi với số phận. Và năm nay, tuy xa gia đình nhưng tôi cũng đã có được một ngày giáng sinh ấm áp và yên bình.
“Mấy em nó năng động lắm, bị mắc bệnh vậy thôi chứ mà đua với tụi nó là đua hông lại luôn á. Mấy đứa nó thân với nhau lắm kêu anh 2, chị 3 gọi các cô là mẹ như một gia đình chứ hông phải là một trung tâm nữa. Nhìn mấy bé như vậy chỉ muốn đến chơi với các bé nhiều hơn cho bớt đi cái buồn trong lòng của mấy đứa nữa. Mong sao có thêm nhiều chương trình nữa để mình cùng các bạn sinh viên lan tỏa yêu thương” – bạn Minh Như – K13, ngành Ngôn ngữ Nhật chia sẻ thêm.
|
THU THẢO