Bỏ túi 5 bí kíp chinh phục “học bổng triệu đô” tại ĐH FPT

    Kỳ thi học bổng tại ĐH FPT đang đến gần. Cùng chinh phục học bổng để giảm nhẹ gánh nặng học phí hoặc đơn giản là thách thức bản thân. Nhưng trước hết, hãy bỏ túi bí kíp săn học bổng thành công từ các “học bổng sống”!

     

    #1. Mọi vấn đề khác nếu không quan trọng, hãy để sau...

     

     

    “Canh me” Đại học FPT từ năm lớp 11, bạn Nguyễn Trần Phong, sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm cho biết, Đại học FPT TP.HCM là một mục “bôi đậm in nghiêng” quan trọng nhất trong danh sách Mục tiêu của mình suốt những năm cuối cấp phổ thông. 

    Nhưng lúc đó vì học phí của trường hơi cao, nên gia đình muốn định hướng Phong chọn một trường đại học khác. Nhưng “mình rất muốn học ở ĐH FPT TP.HCM. Vì vậy, mình thuyết phục gia đình bằng cách quyết tâm thi đậu học bổng để giảm bớt gánh nặng học phí. Cuối cùng, mình đã làm được, chinh phục thành công suất học bổng 100% học phí 4 năm ĐH tại trường F”, Phong nói. 

    Chia sẻ về kỳ thi Học bổng của ĐH FPT, chàng sinh viên Kỹ thuật phần mềm K15 Nguyễn Trần Phong cho biết, quan trọng nhất là tập trung và quyết tâm cao độ mới có thể đạt kết quả tốt nhất. Các vấn đề khác, nếu không quan trọng, có thể giải quyết sau khi đã hoàn thành kỳ thi học bổng này. 

    Trong khi làm bài, điều quan trọng nhất là phải đọc kĩ đề và canh thời gian. Đề thi Học bổng của Đại học FPT “không phải dạng vừa đâu”, nên việc đọc kỹ đề rất quan trọng. Câu dễ làm trước, câu khó nên đánh dấu lại để suy nghĩ sau. Lý giải, Phong cho biết, chỉ cần sơ suất bỏ qua 1 chữ trong giả thiết đề bài đưa ra có thể dẫn đến kết quả sai và gây mất rất nhiều thời gian làm bài.

     

    “Đề thi học bổng của FPT: Rất độc & lạ. Nó khai thác được sự suy nghĩ logic và sáng tạo của con người, rất khác với những cái rập khuôn ở trường cấp 3", Phong chia sẻ.

     

    #2. Xác định "chiến thuật" của mình ngay từ bây giờ

     

     

    Đam mê “vẽ vời” trong thời đại CNTT phát triển hiện nay, bạn Ngô Nhật Duy cho rằng việc chọn học ngành Thiết kế đồ họa là một quyết định sáng suốt. Thông qua tìm hiểu, Duy được biết ngành Thiết kế đồ họa ở ĐH FPT có chất lượng đào tạo thuộc Top đầu ở TP.HCM. Bạn quyết định chọn phát triển đam mê tại trường F. 

    “Học tập tại ĐH FPT là một quyết định khá đột ngột vào cuối năm học 12 của mình. Để giảm tải gánh nặng về học phí, một kế hoạch ôn thi học bổng cấp tốc trong 2 tháng trước kỳ thi đã được vạch ra”, Duy nói. Sau những nỗ lực trước và trong kỳ thi, bạn nhận về suất học bổng 70% học phí 4 năm ĐH tại trường F. 

    Miêu tả đề thi học bổng của ĐH FPT, Duy cho biết “chỉ có thể là đỉnh". Duy còn nhận xét, đề thi thực tế là những dạng toán quen thuộc vẫn ôn luyện hằng ngày nhưng nó lại nằm ở một tầm cao khác, khác hoàn toàn”, bạn nói. 

    Khi làm bài thi Học bổng, tùy theo thế mạnh của từng người để ưu tiên làm trước hoặc dành thời gian cho phần nào nhiều hơn. Việc phân bổ này tùy thuộc vào "chiến thuật" của mỗi bạn. Hãy xác định "chiến thuật" của mình ngay từ bây giờ. Nếu có "chiến thuật" tốt chắc chắn bạn sẽ gặt hái được thành công. Đó là những chia sẻ tâm huyết từ chàng sinh viên Thiết kế đồ họa.   

    Trước khi giành được Học bổng tại ĐH FPT TP.HCM, Duy cũng giành được học bổng toàn phần cho 3 năm học THPT, tham gia các kỳ thi HSG cấp quốc gia năm lớp 11 và 12. Quan điểm sống của bạn là Y.O.L.O. “Mình luôn sống theo quan điểm này và đôi khi không quan tâm tới sắc mặt người khác nghĩ gì về mình. Chỉ cần bản thân thấy thoải mái và yêu thích việc mình đang làm, mình sẽ tiếp tục con đường mình đã chọn”, Duy nói. 

    #3. Cày, tốc độ và chính xác

     

     

    Tốt nghiệp THPT, Nguyễn Gia Huy đậu song song NV1 ngành CNTT tại ĐH Khoa học tự nhiên và ngành Trí tuệ nhân tạo tại ĐH FPT TP.HCM. Nhưng vì học bổng “triệu đô” đạt được tại ĐH FPT, bạn Nguyễn Gia Huy quyết định theo đuổi đam mê Trí tuệ nhân tạo tại trường F.

    Với thành tích Học bổng 100% học phí ĐH FPT TP.HCM, Huy cho biết, nếu muốn đạt học bổng thì chỉ có cách: cày! “Các bạn nên cày Bộ đề mẫu và chủ động tìm đề thi/tài liệu trên Google, Facebook, Forum… theo các dạng bài có trong đề thi”. 

    Trong kỳ thi học bổng, Huy cho biết áp lực nhất đó là thời gian. Làm nhanh nhưng phải chính xác và nếu đã làm nhanh thì phải chắc chắn mới được làm”, Huy nói.


    Phương châm của chàng sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo K15 đó là “Cứ làm hết sức mình là được! Nếu thành công thì tốt, mà nếu không thì khi nghĩ lại chúng ta cũng đã cố gắng hết sức, không có gì hối tiếc”, Huy nói.

     

    #4. Đừng tạo áp lực tâm lý trong lúc làm bài thi

     

     

    Một “học bổng sống” khác là bạn Nguyễn Chấn Hưng với thành tích học sinh giỏi 12 năm liền. Đặc biệt, có số điểm thi THPT Quốc gia ấn tượng: 26.4, đồng nghĩa “dư sức” đậu NV các trường đại học Top trên toàn quốc. Đồng thời, bạn cũng từng đạt Học bổng toàn phần 4 năm ĐH Quốc tế và được tuyển thẳng khi xét học bạ ĐH Bách Khoa TP.HCM và ĐH Kinh tế-Luật. 

    Thế nhưng bạn Nguyễn Chấn Hưng lại quyết tâm gia nhập ĐH FPT TP.HCM, chuyên ngành Digital Marketing.

    Hãy xem kỳ thi học bổng là một “sàn đấu”, các bạn sẽ nỗ lực trau dồi kiến thức để thể hiện những gì bản thân đã rèn luyện được. Khi thi học bổng FPT, các bạn đừng quá đặt nặng việc giành được học bổng, vì như vậy sẽ làm các bạn bị áp lực, không thể hiện được tốt nhất khả năng của mình. Việc quyết tâm lấy học bổng nên đặt ra trong lúc ôn thi. Còn trong lúc làm bài thi, các bạn hãy thả lỏng tâm lý. Đó là những chia sẻ của Hưng về bí kíp làm bài thi học bổng. 

    “Trước đây, mình là học sinh nội trú cấp III ở trường THPT Nguyễn Khuyến, phải học trên lớp cả ngày lẫn đêm. Khoảng 2 tháng trước khi thi học bổng, mỗi tối, đến giờ tất cả mọi người trong khu nội trú đi ngủ, mình phải trốn ra nhà vệ sinh học và thực hành các đề thi mẫu của trường Đại học FPT để quen dần với dạng đề”, Hưng kể lại quá trình ôn thi đầy “kịch tính” mà cũng vô cùng vất vả của mình.

     

    Kết quả, 70% học phí 4 năm ĐH chính là thành quả từ phương pháp học-thi đúng đắn: “Nỗ lực trong khi ôn, nhưng không tạo áp lực trong lúc làm bài thi” của chàng sinh viên đầy bản lĩnh ngành Digital Marketing. 


    Quan điểm của Hưng chính là “Live as if you were to die tomorrow (Sống như thể ngày mai bạn sẽ chết). Có như vậy con người mới sống hết mình và không hối tiếc”. 

     

    #5. Nỗ lực là chìa khóa cuối cùng của thành công

     

     

    Năm 11, thích ngành Truyền thông và tìm thấy Đại học FPT, nhưng Trâm đã rất phân vân vì điều kiện gia đình không thể theo học tại trường. Trâm đã chuyển hướng ôn thi ngành khác như gia đình mong muốn. Nhưng do vẫn ôm ấp đam mê với ngành Truyền thông tại trường F, Trâm đánh liều xét học bạ. Sau đó, biết đến kỳ thi học bổng của trường Trâm quyết định bắt đầu ôn và thi.


    “Không có xuất phát điểm nổi bật như trường chuyên lớp chọn, lúc đầu thi, mình cũng không kỳ vọng cao sẽ đạt học bổng. Thế mà kết quả, mình được hẳn danh hiệu Thủ khoa K15”, Trâm nói. 


    Khi thi, cần có lộ trình học ôn hợp lý, không nên đốt cháy giai đoạn. Ngoài ra, hãy tham gia các group, các page, tìm hiểu tất tần tật các trang liên quan đến ôn thi để có nhiều thông tin nhất. Do đề thi khá rộng, tuy không khó nhưng rất nhiều loại dạng bài trong đề. Mỗi câu chỉ có hơn 1 phút để vừa nghĩ cách làm, vừa tính ra đáp án, nên nếu chưa tìm hiểu qua nhiều dạng bài sẽ dễ bị “khớp”.

    Đặc biệt, đừng tin những lời nói như “Không cần ôn cũng đạt học bổng”. Bởi vì không có gì dễ dàng có được nếu không đủ nỗ lực và cố gắng cả. 

    “Nỗ lực của mình đã được đền đáp, dù có cả yếu tố may mắn nữa. 125/135 điểm cho cả hai vòng thi và danh hiệu Thủ khoa kỳ thi Học bổng K15 có lẽ là điều khiến mình tự hào nhất”, Trâm nói. 


    “Học free cả 4 năm đại học “sướng” lắm, sướng hơn bất kỳ thứ gì các bạn ạ! Nên đừng chần chừ tham gia kỳ thi học bổng ngay nhé! Mình tin rằng đủ cố gắng thì chúng ta sẽ có được những thứ mà mình mơ ước”, cô bạn Thủ khoa K15 đầy tự hào và “mãn nguyện” cho biết. 

     

    Hoàng Nhung

    Tin tức Liên quan